MỞ MÃ NGÀNH THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Nhằm triển khai các hoạt động đào tạo theo nhiệm vụ của đơn vị một cách có hệ thống hướng đến xây dựng một chương trình đào tạo chính qui đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao nghiệp vụ thông tin thư viện của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trong 04 ngày từ 12 – 15/9/2011, Trung tâm Thông tin Học liệu – ĐHĐN đã tổ chức Hội nghị tập huấn với chủ đề “Tư vấn xây dựng mở mã ngành Thông tin – Thư viện tại Đại học Đà Nẵng”.


 

     Nhằm triển khai các hoạt động đào tạo theo nhiệm vụ của đơn vị một cách có hệ thống hướng đến xây dựng một chương trình đào tạo chính qui đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao nghiệp vụ thông tin thư viện của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trong 04 ngày từ 12 – 15/9/2011, Trung tâm Thông tin Học liệu – ĐHĐN đã tổ chức Hội nghị tập huấn với chủ đề “Tư vấn xây dựng mở mã ngành Thông tin – Thư viện tại Đại học Đà Nẵng”. Hội nghị hân hạnh được đón tiếp GS. K. S. Raghavan … đến từ Ấn Độ và hơn 30 cán bộ đến từ các thư viện, cơ quan thông tin và cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố.

 

     Tại hội nghị, GS. Raghavan đã trình bày những kiến thức, vấn đề cốt yếu cần chú trọng trong quá trình xây dựng mở mã ngành TT – TV; chia sẻ những thông tin hữu ích về tình hình và xu hướng đào tạo ngành TT – TV trên thế giới, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; đặc biệt là những bài học kinh nghiệm thực tế của Ấn Độ về quá trình xây dựng và triển khai đào tạo ngành học này.

 

    Trong thời gian này, GS. Raghavan cũng đã tham gia làm việc với nhóm công tác nhằm tư vấn trực tiếp về phương pháp, cách thức xây dựng mã ngành với khung chương trình, danh mục và mô tả nội dung các môn học bắt buộc, tự chọn,… Các sản phẩm tư liệu đạt được của hội nghị đã được nhóm công tác tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển để xây dựng đề án mở mã ngành TT – TV tại Đại học Đà Nẵng. Một khi chương trình đào tạo ngành học này được triển khai trong thời gian tới, điều đó không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao ngành TT – TV ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, mà còn đóng góp vào việc đào tạo bổ sung nguồn nhân lực hoạt động cho lĩnh vực TT – TV trong thời kỳ hiện đại.

 

 

 

   

 

 

Hướng dẫn khai thác thư viện số